Phở Tráng Kìm món ăn nhất định phải thử khi đến Hà Giang

Phở Tráng Kìm là một đặc sản của bản Tráng Kìm, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, Hà Giang được những cánh lái xe khách tuyến Hà Nội – Hà Giang rỉ tai nhau phải ăn thử để biết mùi vị hấp dẫn và thú vị của nó.

Nguồn gốc

Cái tên độc đáo này không xuất phát từ người sáng tạo, cũng không phải do cá nhân nào đặt. Mà chúng được gọi như vậy vì nơi xuất xứ. Không ai biết món ăn này do ai sáng tạo ra mà chỉ biết được bắt nguồn từ bản Tráng Kìm. Từ rất lâu, người dân nơi đây đã coi phở gà là món thiết yếu và tự nấu tại nhà. Khi Hà Giang có khách du lịch thì hàng quán mới được mở ra, tập trung ven đường, trong chợ.

Địa chỉ

Có thể bắt gặp khá nhiều quán bán phở tráng dọc đường đi từ Quản Bạ đến Yên Minh. Hoặc ghé qua chợ Đồng Văn vào phiên họp chợ lúc sáng sớm để thưởng thức. Nhiều người quen thuộc cũng gợi ý một số tiệm dọc đường đi thung lũng Cán Tỷ. Tuy nhiên, chuẩn vị và đúng nguồn gốc nhất thì phải tới:

Vị trí: Thôn Tráng Kìm, xã Quyết Tiến, Quản Bạ, Hà Giang.

Giá bán

Phở được bán giá rất rẻ, chỉ từ 20K – 25K/bát to bự, đủ no cho chuyến hành trình dài. Muốn nhiều thịt, bánh thì yêu cầu trực tiếp với người bán, giá bán thêm cũng chỉ 5K. Lưu ý nên gọi nguyên bản trước nhé, nếu thiếu hãy thêm sau. Vì thực sự 1 suất được cho rất nhiều bánh phở và thịt gà. Đặc biệt là không có rau ăn kèm mà chỉ có hành, mùi được cho vào mỗi tô.

Nét độc đáo, mới lạ trong món phở Tráng Kìm – Hà Giang

Bánh phở tươi, dai mềm

Không phải ai cũng thích kết cấu của loại bánh phở đặc biệt này. Bởi người bán sẽ tráng và cắt trực tiếp tại chỗ. Vì thế mà bánh không dai, cứng như kiểu bình thường. Thay vào đó, màu sắc cũng trắng hơn và có độ mềm nhất định. Tuy nhiên, chúng không hề bị đứt đoạn hay bở bục mà vẫn dai. Gạo được sử dụng được thu hoạch trực tiếp trên nương rẫy nên cực kỳ chất lượng.

Sợi phở Tráng Kìm được làm thủ công ở mọi công đoạn. Bột gạo được xay bằng đôi tay của những người phụ nữ. Những tảng bánh phở sau khi được tráng thủ công được phơi rải đều trên những cây nứa treo trên mái nhà cho róc.

Gà núi chạy bộ

Gà ở đây là gà chạy bộ trên núi được chủ quán mua về từ bà con quanh vùng hay thịt lợn là thịt lợn lửng được hong khói treo trên gác bếp.

Nước dùng thơm ngào ngạt

Ngày trước, đầu bếp phải dùng bếp than củi để nấu nước dùng. Thế nhưng, do lượt du khách đông đúc nên phải tìm giải pháp khác. Vì vậy, nồi nấu phở điện đa năng đã được tận dụng để chế nước lèo, hầm xương vô cùng tiện lợi. Không dùng cách cũ nhưng nước dùng vẫn giữ được vị đặc trưng cùng hương thơm quyến rũ. Xương bò, heo mix chung và được sơ chế sạch sẽ nên không hề bị gây mùi. Ăn cùng bánh ngô, quẩy, xôi nếp,… là kiểu quen thuộc của người địa phương.

Bí quyết làm phở Tráng Kìm ngon

Cách nấu của người dân nơi đây được biến tấu dựa trên nguồn nguyên liệu khác biệt. Do đó, nếu muốn tự làm tại nhà thì cần thực hiện theo các bước của họ. Đặc biệt lưu ý cách tráng phở tươi.

  • Cách tráng phở cũng tương tự như khi làm bánh cuốn. Cần lưu ý tỷ lệ bột và kỹ năng đổ bánh tráng. Sau khi bánh chín thì cuộn lên sào phơi cho ráo, khi cắt mới không bị dính.
  • Người bản địa dùng bếp củi với những chiếc nồi có bán kính lớn để tạo hình bánh tráng. Nếu bạn ở thành phố hoặc nơi không có củi thì dùng nồi tráng bánh cuốn điện.
  • Hương liệu gồm có: Thảo quả, hạt mùi, quế cây,…
  • Gà được ướp với nghệ cho da vàng rồi mới đem luộc. Ưu tiên dùng gà ta sẽ cho lớp thịt dày, chắc hơn so với gà công nghiệp.
  • Ăn ngay khi còn nóng vì bánh phở tươi nên rất dễ bị bở nếu ngâm lâu

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo