Khám phá dinh thự Vua Mèo tại Hà Giang

Dinh thự vua Mèo (Dinh thự họ Vương) hay còn gọi là nhà của vua Mèo có diện tích gần 3.000 m2, được xây dựng vào năm 1919 và đến năm 1928 thì hoàn thành. Ngôi nhà nằm trên thung lũng Sà Phìn (Đồng Văn, Hà Giang), dọc con đường dẫn vào là hàng cây sa mộc thẳng đứng, xanh mướt, được mang từ Trung Quốc về. Vùng này lại tập trung chủ yếu là đồng bào người Mèo (Mông) sinh sống, vậy nên người dân gọi người cai quản ở đây là vua Mèo. Dinh thự này được xây dựng vô cùng tinh xảo và đến nay vẫn là công trình văn hóa kiến trúc độc đáo thu hút khách du lịch đến Hà Giang.

Thăm quan

  • Thời gian mở cửa đón khách: Dinh thự vua Mèo Vương Chí Sình có giờ mở cửa đón du khách tham quan, tìm hiểu từ 07:00 – 17:00. Lịch hoạt động khu dinh thự tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến Chủ Nhật.
  • Giá vé: 10.000đ

Tên gọi “Vua Mèo””

Vua Mèo tên thật là Vương Chính Đức (1865 – 1947). Ông là người duy nhất được đồng bào người Mông nơi đây suy tôn là Vua và chính thức cai quản 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn. Vua Mèo hay còn gọi là vua H’Mông là một chức vụ thủ lĩnh tinh thần, hoặc “lãnh chúa” của cộng đồng người H’Mông tại một số vùng nhất định ở Việt Nam, Trung Quốc và Lào trước Cách Mạng tháng 8. Đây là một cộng đồng tự trị, kinh tế chủ yếu dựa vào việc trồng cây anh túc và chế xuất, buôn bán thuốc phiện.

Nét đặc sắc của Dinh thự Vua Mèo (Dinh thự Họ Vương)

Để xây dựng tòa dinh thự ở Sà Phìn, Vương Chính Đức đã cho mời thầy phong thủy người Hán tên là Trương Chiếu tìm địa điểm. Sau khi đi khắp Đồng Văn, cuối cùng Trương Chiếu chọn Sà Phìn làm nơi dựng nhà của vua Mèo. Ông giải thích rằng giữa thung lũng Sà Phìn nổi lên một quả đồi hình con rùa, sau lưng là dãy núi hình ghế tựa, có đất để co duỗi chân, xung quanh là núi cao bao bọc, đằng trước lại có hai núi tượng trung cho văn, võ đứng hầu. Sau hai ngọn núi ấy lại là một dãy núi chắn ngang như rồng uốn lượn. Xây nhà trên mảnh đất địa lý như vậy sẽ giàu sang phú quý suốt đời.

Công trình được bắt đầu xây dựng vào năm 1898 và chính thức hoàn thành vào năm 1907, tiêu tốn một khoảng tiền khổng lồ là 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương với 150 tỷ VNĐ ngày nay. Dinh thự được thiết kế và xây dựng bởi những người thợ Vân Nam Trung Quốc kết hợp với đồng bào người Mông, tạo ra một công trình rộng hơn 1200m2 trên diện tích khoảng 3000m2. Nhờ lịch sử lâu đời và giá trị văn hóa không thể bàn cãi, Dinh thự Vua Mèo đã được Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia năm 1993, sau gần 1 thế kỉ tồn tại. Ngoài ra dinh thự này cũng mất đến 5 năm để khởi công xây dựng bởi và tất cả đều được xây dựng bằng sức người chứ không hề dùng phương tiện máy móc gì.

Kiến trúc nhà của vua Mèo ảnh hưởng bởi 3 nền văn hóa: Trung Quốc, người Mông và Pháp. Ngôi nhà có 4 nhà ngang, 6 nhà dọc, có 3 cung Tiền, Trung, Hậu với 64 phòng dành cho 100 người ở, tường sử dụng vật liệu bằng đá xanh, mái vách bằng gỗ thông và ngói làm từ đất nung.

Ngay từ khi xây khu nhà này, cụ Vương Chính Đức đã tính toán nó là pháo đài, có khả năng phòng vệ và chiến đấu, chịu được thời gian và điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt. Trong khuôn viên dinh thự còn có cả kho lương thực, kho thuốc phiện, kho vũ khí chiến đấu.

Nhà của Vua Mèo còn có một bể nước mưa lớn dung tích khoảng 300 m3 để dùng quanh năm. Theo sử sách ghi lại, riêng bể nước đã tốn hết 700 đồng bạc trắng.

Năm 1993, Dinh thự họ Vương được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật. Đến năm 2004, Nhà nước đã chi 7,5 tỷ đồng để trùng tu toàn bộ di tích, tiến hành trên nguyên tắc bảo tồn cấp quốc gia.

Cuộc đời của Vua Mèo

Căn nhà cổ này gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của 2 cha con người Mông là Vua Mèo Vương Chính Đức và Vương Chí Sình (hay Vương Chí Thành). Ông Vương Chính Đức (1886 – 1962) là người đứng đầu chế độ thổ ty phong kiến miền núi của dân tộc Mông nên còn được gọi với cái tên đầy quyền lực là Vua Mèo. Còn con trai ông là người đi theo con đường cách mạng, nhờ những cống hiến cho đất nước nên được bầu làm đại biểu Quốc hội 2 nhiệm kỳ đầu tiên.

Trước Cách Mạng tháng 8, Vương Chính Đức là vua của người H’Mông với một vương triều có sức mạnh, thao túng toàn bộ khu vực cực Bắc Việt Nam hiện tại, dân số lên đến bảy vạn. Vương Chí Sình, người con trai thứ hai và là người được kế nhiệm trước năm 1945, bị rất nhiều sức ép từ nhiều phe cánh. Nhưng Vương Chí Sình không theo Pháp cũng không theo Tưởng Giới Thạch, mà muốn xây dựng Đồng Văn thành một vương quốc tự trị của người H’Mông.

Sau năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời Vương Chính Đức lên gặp mặt nhưng do tuổi cao, Vương Chí Sình đã đi thay. Về sau Vương Chí Sình trở thành Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I và II, giữ chức vụ chủ tịch huyện Đồng Văn. Vai trò của Vua H’Mông dần dần suy yếu do hòa hợp với cả nước xây dựng một nhà nước thống nhất. Vương Chí Sình mất năm 1962 ở Hà Nội và an táng tại Phố Bảng, Hà Giang. Sau này được cải táng về khu di tích nhà họ Vương như hiện nay.

Dinh thự Vua Mèo (Dinh thự họ Vương) là điểm đến thú vị giữa một Hà Giang của thiên nhiên kỳ thú với núi rừng hoang sơ và cảnh vật nên thơ, trù phú. Ngày nay, nhà của Vua Mèo đã trở thành một điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến với mảnh đất Hà Giang.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo