Nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, cổng trời Quản Bạ Hà Giang được biết đến là cửa ngõ đầu tiên trong hành trình chinh phục cao nguyên đá Đồng Văn và cũng là nơi bắt đầu của con đường Hạnh Phúc. Không chỉ là một điểm dừng chân có ý nghĩa lịch sử, cổng trời Quản Bạ còn được biết đến là một thẳng cảnh tuyệt đẹp khi một bước chạm tới mây, đứng trên đỉnh núi có thể nhìn thấy toàn cảnh của núi rừng Tây Bắc vô cùng rộng lớn và thênh thang.
Cổng trời Quản Bạ thực tế là một khoảng cách giữa hai ngọn núi đủ một con đường chạy qua. Ít du khách tham gia tour Hà Giang biết được rằng trước kia nơi đây đã từng một cánh cửa lớn được xây dựng. Đây là một cánh cửa khổng lồ dày tới 1,5m được xây dựng bằng gỗ nghiến xây dựng vào năm 1939. Tuy nhiên do sự khắc nghiệt của thời tiết mà cánh cửa đó ngày nay đã không còn.
Cổng trời Quản Bạ nằm ngay trên quốc lộ 4C, từ thành phố Hà Giang, du khách sẽ phải di chuyển mất 46km để đến được cổng trời – cửa ngõ đầu tiên và quan trọng nhất của Đồng Văn, cách thị trấn Tam Sơn, Quản Bạ tầm 3km. Con đường ấy chỉ chưa đến 50 cây số nhưng lại khá ngoằn nghèo vì phần lớn đều là đường đèo ôm sát vào sườn núi. Một bên là vách đá, một bên là vực thẳm, con đường hình xoắn ốc đó càng đi càng đưa du khách lên cao và con đường thì sương mù cũng dày đặc hơn. Cho tới khi xe chạy đến đoạn có khe hẹp giữa hai đỉnh núi thì dừng lại. Đây đã là điểm dừng cho du khách đến với Cổng trời Quản Bạ.
Từ trên đỉnh núi, du khách được thỏa sức vươn tầm mắt ra phía xa nhất để ngắm nhìn phong cảnh hùng vĩ của mảnh đất Cao nguyên đá Đồng Văn này. Phía trước là thung lũng Quản Bạ rộng lớn, mang một vẻ đẹp yên bình với màu vàng của lúa chín và thấp thoáng những ngôi nhà của đồng bào dân tộc thi thoảng tỏa ra làn khói bếp. Xa xa là núi đôi Cô Tiên, tuyệt tác của tạo hóa với những đám mây giăng khắp lối tạo nên một khung cảnh thơ mộng. Phía sau là con đường Hạnh Phúc huyền thoại đã góp phần kết nối giao thông tại vùng đất nghèo khó này. Chia tay với cổng trời Quản Bạ, du khách sẽ chính thức đến với cao nguyên Đồng Văn và khám phá thêm nhiều nét đẹp về tự nhiên, văn hóa và con người nơi đây.
Thời điểm lý tưởng nhất check in Cổng trời Quản Bạ
Cổng trời Quản Bạ Hà Giang mỗi mùa đều có những vẻ đẹp riêng, với tháng 8 lại có một sức hút khó cưỡng. Tháng 8 về, khi nắng vàng vẫn còn như rót mật trên những cánh đồng lúa chín, từng sóng mây lãng đãng quanh các sườn đồi. Đó cũng là lúc nhiều người tìm về Hà Giang để bắt đầu hành trình leo cổng trời săn mây.
Từ 6-9h sáng có lẽ là thời điểm vàng để săn mây, những đợt mây lúc dày lúc mỏng quấn quanh các sườn núi tựa như những dòng song lơ đãng tạo nên một khung cảnh hết sức nên thơ. Ngược lại, để tránh mùa mưa mọi người không nên đi vào từ tầm tháng 6-8 vì đường lên núi khá là âm u và trơn trượt.
Lý do bạn nên check in cổng trời Quản Bạ Hà Giang
Nếu đã đặt chân lên tới cổng trời, chắc rằng bạn sẽ không cảm thấy không hề hối tiếc một chút nào khi quyết định leo lên đến đây. Hà Giang, vốn đã nổi tiếng với thiên nhiên kỳ vĩ và cổng trời Quản Bạ chính là nơi mà bạn có thể bao trọn lấy những khung cảnh núi rừng bao la, những cánh đồng lúa xanh ngắt và cả một thung lũng hoa tam giác mạch khi vào mùa.
Và một trong số những trải nghiệm mà bạn sẽ ấn tượng nhất có lẽ vẫn là đứng từ đỉnh của cổng trời, ngắm núi đôi Quản Bạ, hay còn gọi là núi đôi Cô Tiên. Ngọn núi gắn liền với sự tích đầy cảm động về tình mẫu tử thiêng liên của người mẹ, đã gửi lại nơi trần gian bầu vú của mình. Chính dòng sữa quý báu ấy cũng đã nuôi con khôn lớn và làm cho thổ nhưỡng ở đây thêm trù phú, tươi tốt một màu xanh.
Một số lưu ý khi phượt cổng trời Quản Bạ, Hà Giang
– Đầu tiên, hãy theo dõi về thời tiết trước khi xuất phát đến với cổng trời. Nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, cổng trời Quản Bạ Hà Giang luôn bị giăng lối bởi những đợt mây mù. Đặc biệt trong trong những ngày mưa, độ ẩm cao thì sương mù lại càng dày đặc, nhiệt độ càng lên cao càng giảm có thể gây bất lợi đến với việc di chuyển cũng như là sức khỏe. Nếu gặp mưa, đường đi lại càng trơn trượt, sương mù cũng khiến cho tầm nhìn bị hạn chế đi.
– Thay vào đó, hãy lựa chọn đi vào những ngày trời nắng đẹp, càng về trưa càng tốt vì lúc ấy sương mù cũng đã tan bớt.
– Để đảm bảo di chuyển nhanh hơn và không gây đau chân thì mọi người nên chuẩn bị một đôi giày thể thao hoặc là giày leo núi chuyên dụng.