Đèo Mã Pì Lèng nằm ở độ cao 1.200 m, thuộc cao nguyên đá Đồng Văn, địa danh được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu vào năm 2010, là một trong “tứ đại đỉnh đèo” vô cùng hiểm trở tại Việt Nam cùng với đèo Ô Quy Hồ (nối liền Lào Cai và Lai Châu), đèo Pha Đin (nối liền Sơn La và Điện Biên) và đèo Khau Phạ (Yên Bái). Đối với giới trẻ yêu khám phá, thích trải nghiệm thì đây luôn là một trong những điểm du lịch nhất định phải đến một lần trong đời. Nhìn từ xa, con đèo như một “sợi chỉ” vắt giữa lưng chừng đồi núi tạo nên khung cảnh hùng vĩ của cao nguyên núi đá.
Đèo Mã Pì Lèng hay còn gọi là Mả Pì Lèng, Mã Pỉ Lèng (nghĩa là “sống mũi con ngựa”) được mệnh danh là vua của các con đèo ở vùng núi Tây Bắc thuộc xã Pả Vi và Pải Lủng, huyện Mèo Vạc và xã Tả Lủng huyện Đồng Văn. Với độ dài khoảng 20km đây được coi là một trong những cung đường hiểm trở nhất ở Hà Giang nhưng nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bà con dân tộc nơi đây, cung đường dẫn đến đỉnh núi thuộc con đường mang tên “ Đường Hạnh Phúc” nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Từ trên đỉnh Mã Pì Lèng, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh Cao nguyên đá Đồng Văn, dòng sông Nho Quế uốn lượn hay những vách đá cheo leo, dựng đứng.
Trên đường đèo, du khách sẽ bị cuốn hút khi nhìn thấy hẻm Tu Sản nằm dưới khe núi tạo thành sông Nho Quế. Sông Nho Quế chảy vào Việt Nam từ địa phận thôn Séo Lủng, xã Lũng Cú, Đồng Văn, đi qua hẻm núi Tu Sản rồi chạy dọc theo đèo Mã Pì Lèng. Đến Mèo Vạc, dòng nước tách ra chảy theo hướng đông – đông nam vào địa phận Cao Bằng, cuối cùng đổ nước vào sông Gâm.
Chỉ dẫn đến với Đèo Mã Pì Lèng
Từ Hà Nội, ban chọn các nhà xe giường nằm di chuyển lên Hà Giang. Thông thường, các nhà xe sẽ bắt đàu chạy từ khoảng 21-22h để đến Hà Giang vào sáng sớm. Xe khách đi Hà Giang sẽ xuất phát từ bến xe Mỹ Đình bạn nên liên hệ với các nhà xe để đặt vé trước, tránh tình trạng hết vé đặc biệt vào các dịp cuối tuần, ngày lễ tết. Nếu bạn không có đủ khả năng di chuyển bằng xe máy có thể lựa chọn tour Hà Giang từ Hà Nội với xe khách có các bác tài đầy kinh nghiệm vượt qua những đường đèo hiểm trở, đảm bảo độ an toàn cho chuyến đi của bạn.
Sau khi đến Hà Giang, bạn nên lựa chọn thuê xe máy để có chuyến khám phá trọn vẹn nhất, nhưng lưu ý lựa chọn loại xe phù hợp và để người có tay lái cứng cầm lái, đừng quên mang theo một bình xăng dự trữ và một số dụng cụ sửa xe cần thiết. Sau đó, bạn có thể lên lộ trình phù hợp để khám phá Hà Giang, chinh phục Mã Pí Lèng, bạn có thể tham khảo cung đường như bản đồ dưới đây:
Thời điểm khám phá đèo Mã Pì Lèng đẹp nhất
Du khách hoàn toàn có thể chinh phục đèo Mã Pí Lèng Hà Giang vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.
- Tháng 1-3 là mùa hoa mận, hoa đào, bạn sẽ có những bức hình check in tuyệt đẹp với phong cảnh lãng mạn, tràn ngập sắc hoa.
- Tháng 4 có chợ tình Khâu Vai – phiên chợ độc đáo, một năm có một lần và dành cho những đôi lứa yêu nhau nhưng chuyện tình vẫn còn dang dở.
- Tháng 5 mùa nước đổ ải lấp lánh sắc màu – một trong những sản phẩm mà thiên nhiên chỉ ban tặng riêng cho các bản làng khu vực Tây Bắc.
- Tháng 9 mùa lúa chín, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp như trong tranh với những cánh đồng lúa bậc thang vàng rực rỡ.
- Tháng 10, 11 mùa hoa tam giác mạch – mùa hoa chỉ có riêng ở Tây Bắc.
- Tháng 12 mùa hoa cải, bạn có thể chụp hình với hoa cải bát ngát thậm chí bắt gặp tuyết trắng rơi vào thời điểm này.
Tháng 6 đến tháng 8 là thời điểm tuyệt vời để chinh phục những đoạn đường đèo và khám phá những cao nguyên đá hùng vĩ. Mùa này ở Hà Giang khí hậu mát mẻ, không quá nắng nóng giúp bạn thuận lợi hơn khi khám phá các địa điểm và chinh phục những đỉnh đèo hiểm trở.
Mã Pí Lèng – cung đường huyền thoại của người Mèo
Sở dĩ ngọn đèo này lại được đặt tên là Mã Pí Lèng bởi người ta đã dựa vào chính địa hình của cung đường đèo này, Mã Pì Lèng có nghĩa là chỉ sống mũi của con ngựa thường cao và dốc xuống dưới, hay còn có ý chỉ sự nguy hiểm của đèo, nơi mà những con ngựa khi leo lên dốc cao mệt đến mức không thở được.
Con đường nằm trên địa hình uốn lượn này được xây dựng bởi 1.300 thanh niên xung phong và hơn 1.000 dân công của 16 dân tộc khác nhau từ những năm 60 của thế kỷ trước. Sau gần 8 năm đục đẽo, con đường Hạnh phúc đi vào hoạt động. Riêng đoạn đèo Mã Pí Lèng phải mất 11 tháng cùng với sự mạo hiểm của 17 thanh niên treo mình trên vách núi mới hoàn thành. Đó là lý do mỗi khi nhắc đến con đèo hiểm trở và đẹp nhất Việt Nam này người ta vẫn nhớ về sự hy sinh xương máu, mồ hôi của những tấm gương anh dũng.
Góc check–in nghìn like tại đèo Mã Pí Lèng Hà Giang
Đặt chân đến đỉnh đèo Mã Pí Lèng, khung cảnh đầu tiên hiện ra trước mắt du khách đi tour Hà Giang Giá rẻ đó chính là Sông Nho Quế hiền hòa chảy uốn quanh núi đồi nơi đây. Dòng sông được bắt nguồn từ núi Nghiễm Sơn thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ( dãy núi cao khoảng 1.500m) đổ xuống thượng nguồn theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chảy qua cao nguyên Đồng Văn, thị trấn Mèo Vạc để nhập vào dòng sông Gâm tỉnh Cao Bằng. Dòng sông như thổi hồn cho khung cảnh núi rừng nơi đây trở nên dịu dàng, thơ mộng hơn hơn trong mắt du khách.
Mã Pí Lèng gồm 9 khúc quanh co với vách đá dựng đứng và vực sâu thẳm hai bên đường. Trên hành trình chinh phục con đèo này bạn sẽ được dừng lại và ngắm nhìn khu vực con sông Nho Quế sẻ đôi con đường, một nhánh là đường tới Săm Pun còn một nhánh là đỉnh Mã Pí Lèng. Đặc biệt, bạn hoàn toàn có thể check in khúc cua Hạnh Phúc mà không phượt thủ nào muốn bỏ lỡ.
Đoạn đường phượt đèo Mã Pí Lèng Hà Giang sẽ có trạm dừng chân cho bạn thỏa sức ngắm cảnh. Mỏm đá nằm cheo leo giữa vách núi là điểm check-in được yêu thích của giới trẻ khi thấy được toàn cảnh núi rừng và sông nước dưới chân đèo. Hay khung cảnh những thửa ruộng bậc thang hai bên đường nhìn như tấm lụa gợn sóng cũng là điểm sống ảo tuyệt vời cho bạn đấy.
Chuẩn bị gì khi chinh phục đèo Mã Pí Lèng Hà Giang
Mùa hè, bạn nên mang quần áo thoảng mát, thoải mái. Còn mùa đông hãy đem theo quần áo ấm, găng tay, khăn len,… vì nhiệt độ trên cao thường lạnh.
Sử dụng giày thể thao hoặc giày leo núi có độ chống trơn tốt do di chuyển nhiều. Mang theo đồ ăn nhanh, nước uống phòng trường hợp không có quán xá.